I. SƠ LƯỢC VỀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU MỦ NƯỚC:
Để chế biến cao su khối các loại nguồn nguyên liệu ban đầu là mủ nước và mủ tạp:
– Mủ nước:chiếm tỷ trọng lớn hơn hoặc bằng 85% sản lượng khai thác,là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất ra các sản phẩm tốt được thu nhận từ vườn cây về nhà máy ở dạng lỏng tự nhiên
– Mủ tạp:là mủ đông còn lại trong chén hứng mủ trên miệng cạo sau kì thu hoạch mủ nước chính vụ. Mủ tạp chiếm tỷ trọng từ 10-15% sản lượng khai thác,loại này thường đa dạng lẫn nhiều tạp chất,có mùi hôi do thu gom,tàn trữ nhiều ngày,mủ bị oxy hóa và enzym biến màu chỉ dùng làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm SVR10,SVR20
Nguyên liệu mủ nước:
1. Thành phần của mủ nước:
Nhựa luyện (mủ) chảy ra từ cây cao su gọi là mủ nước (latex).Latex là một chất lỏng màu trắng như sữa đặc hoặc hơi vàng. Thực sự nó là một huyền phù thể keo gồm những hạt cao su rất nhỏ lơ lửng trong một dung dịch mà phần lớn là nước.
Các hạt cao su dưới dạng hình cầu với đường kính trung bình chừng 0,5 mm,chúng chuyển động hỗn loạn trong dung dịch
Phân tích một màu latex điển hình ta có:
Cao su nguyên chất 30-40%
Nhựa 2 %
Chất đạm 2 %
Các chất khoáng 0,5%
Đường 1 %
Nước 50-60 %
Tùy theo giống cây, tuổi cây và tùy mùa mà các thành phần trong latex có thể bị biến đổi, tuy nhiên sự khác biệt không lớn, chủ yếu là khác về hàm lượng cao su nguyên chất có trong latex
2.Tính chất của mủ nước:
Các hạt cao su lơ lửng trong latex được bao phủ bởi một lớp mỏng chất đạm.Sau khoảng 5-6 giờ tiếp xúc với không khí, các vi sinh vật trong latex hoạt động làm cho môi trường latex trở nên có tính acid ngày càng cao, lớp chất đạm bao phủ hạt cao su bị phá hủy và các hạt này kết dính lại với nhau.Đó là sự đông tụ tự nhiên, latex đông tụ thành khối mềm màu trắng sữa, càng để lâu càng trở nên cứng và sẫm màu
Latex có thể bị đông tụ bởi các nguyên nhân sau:
– Hóa học: do rượu hay các acid
– Nhiệt: nóng hay lạnh
cơ động:sự khuấy động
3. Ổn định mủ nước:
Mủ nước cần được giữ ổn định nghĩa là không đông trước khi chế biến, điều này rất quan trọng. Người ta ổn định latex bằng cách thêm vào nó một số hóa chất để chống đông gọi là các hệ ổn định.Hệ số ổn định được dùng rỗng rãi nhất là dung dịch amoniac. Amoniac nguyên chất được pha với nước thành dung dịch có nòng độ thấp, sau đó cho vào latex và khuấy đều nhờ đó môi trường latex được giữ ở trạng thái kiềm,lớp chất đạm bao quanh hạt cao su được bảo vệ nên latex không đông lại được
Nồng độ amoniac trong latex tùy thuộc vào loại mủ, thời gian cần bảo quản và quy trình chế biến thường là 0,2% và cao nhất đến 0,45% tính trên trọng lượng cao su nguyên chất có trong latex.
II. SƠ CHẾ MỦ NƯỚC THÀNH CAO SU CỐM:
– Mủ nước (latex) được chuyển từ vườn cây về nhà máy bằng xe tải hoặc xe máy kéo, mỗi xe có 3tank
– Mủ về được xả xuống mương tiếp nhận qua rây lọc 60 mesh (60 lỗ /1inch) để loại tạp chất, vỏ, lá cây….
– Khi mủ xả được 1/3 tank thì phòng hóa nghiệm lấy mẫu để đo hàm lượng DRC.
– Trong quá trình tiếp nhận mủ nước trên mương tiếp nhận, nước được thêm vào ngay rây lọc. Đồng thời nước cũng được thêm vào để hạ bọt trong hồ hỗn hợp
– Lượng nước này được tính toán trước hoặc theo kinh nghiệm sau cho hàm lượng DRC xuống mương đánh đông khoảng 25-27%.
– Hàm lượng DRC khác trong các tank mạch polymer khác dẫn đến chất lựơng khác. Do đó giảm DRC để làm đồng đều chất lượng mủ.
– Trong hồ hỗn hợp người ta khuấy mủ bằng máy khuấy khoảng 10 phút. Sau đó để lắng từ 10-40 phút rồi mới xả xuống nương đánh đông
– Trên máng xả được bố trí dòng acid và dòng mủ chảy rối vào nhau. Khi mủ xả xuống mỗi mương đánh đông đều phải xác định pH cho từng mương
– Mủ sau khi xuống mương đánh đông, người ta dùng vòi phun sương để hạ bọt, sau khi đầy mương còn phun thêm dung dịch Sodium Mêtabisulface để chống oxy hóa bề mặt mương mủ.
– Cuối cùng ta dùng thảm PE đậy trên mương để chống bụi. Thời gian mủ đông trên mương là từ 6-10h, sau khi mủ đã đông hoàn toàn thì nương đánh đông được cho nước vào đầy để làm nổi khối mủ nhằm thuận tiện cho công đoạn cán kéo
Máy cán kéo, cán ép khối cao su trên mương để loại bớt serum, làm giảm độ dày của mủ từ 0,4m xuống còn 0,1m.
– Tờ mủ được tiếp tục qua 3 máy cán crếp nhờ băng tải để tiếp tục cán ép loại tạp chất và serum. Bề dày tờ mủ lúc này giảm từ 50mm xuống đến 5-7 mm. Ba máy cán này có tốc độ quay nhanh dần và độ khép trục giảm dần, trên mỗi máy đều có hệ thống phun nước để rửa bớt tạp chất trong mủ.
– Tờ mủ được tiếp tục qua băng tải đến máy cắt (sherdder) để cắt thành những hạt nhỏ (5mm). Những hạt này rớt xuống hồ băm, hồ này được thêm nước và nước được hồi lưu từ sàn rung về.
– Các hạt cùng nước được bơm lên sàn rung bằng máy bơm chuyển mủ. Sàn rung sẽ tách nước và hạt cao su. Các hạt này qua phểu cấp liệu rơi xuống thùng giấy (trolley), còn nước được hoàn lưu xuống hồ băm.Trên sàn rung và thùng sấy đều có hệ thống phun nước để rửa sạch hạt cốm lần cuối cùng
– Thùng sấy được đưa vào lò sấy qua hệ thống đường rây nhờ xích tải. Mỗi thùng được sấy với thời gian 3h với chế độ nhiệt từ 105-115oC ,tùy theo từng loại sản phẩm: SVR L hay SVR CV
Lò sấy có 4 ngăn :
– Ngăn làm khô:làm ráo nước vật lý bám trên hạt cốm
– Hai ngăn sấy: nhiệt độ ngăn một cao hơn ngăn 2 và được điều chỉnh tùy theo chủng loại sản phẩm
– Ngăn cuối cùng: làm nguội sản phẩm, đồng thời có hệ thống quạt thổi hoàn lưu lượng nhiệt cho buồng đốt 2
– Cao su cốm sau khi sấy chín qua khâu cân ép. Khối lượng phụ thuộc vào mẫu về phòng KCS để kiểm tra và đánh giá chất lượng
Mỗi bành được kiển tra kỹ để lấy ra những chấm đen hoặc những vật lạ (nếu có)
Đóng gói và dán tem